Quản lý nhân viên thành công nhất là giữ chân được nhân viên và lúc nào cũng khiến họ muốn làm việc hết sức mình. Nhưng làm điều đấy không dễ dàng chút nào. Hãy tham khảo những vấn đề cần tránh sau đây để có cách quản lý tốt nhất nhé:
Tìm hiểu dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao từ công ty nhân sự hàng đầu HR2B.
Áp đặt mọi thứ
Đây là cách quản lý phổ biến nhất, nó khiến cho nhân viên luôn trong tình trạng ức chế và bức bối. Việc bạn áp đặt mọi thứ lên nhân viên theo ý của mình có thể có hiệu quả ngay tức thì là buộc nhân viên phải làm theo mọi thứ nhưng về lâu dài nó như tích tụ dần cảm xúc của họ và đến một lúc nào đó, nó sẽ bùng nổ và nhân viên sẽ bỏ việc vì cảm thấy không chịu đựng nổi nữa.
Lúc nào cũng phạt tiền
Đánh vào túi tiền là cách mà khiến nhân viên cảm thấy sợ nhất. Nhưng những luật lệ bạn đặt ra để phạt nhân viên phải rõ ràng và có lý, không phải cái gì cũng phạt được. Hơn nữa, nếu bạn chọn cách phạt tiền thì cũng nên chọn cách thưởng tiền cho nhân viên nếu như họ làm tốt công việc được giao cũng như thực hiện đủ các quy định của công ty. Như thế mới công bằng và khiến nhân viên tâm phục khẩu phục.
Không lắng nghe
Làm sếp là phải biết lắng nghe nhân viên của mình, thậm chí không cần phải đợi đến lúc họ nói mà bạn phải biết quan sát và can thiệp kịp thời. Nếu không lắng nghe, bạn sẽ không hiểu được mong muốn cũng như nguyện vọng của nhân viên, từ đó sẽ rất khó để làm việc cũng như khiến nhân viên tâm phục khẩu phục.
Không chịu thay đổi
Bạn lắng nghe nhân viên mình nói nhưng lại không thay đổi thì cũng không có ý nghĩa gì. Việc bạn lắng nghe và đồng ý thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tin tưởng và tín nhiệm, để từ đó sẽ không ngừng đưa ra những ý kiến đóng góp cho công việc cũng như cách quản lý của bạn.
Thiên vị
Thiên vị luôn là tình trạng thường gặp trong công ty, đôi khi nó rất cảm tính. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại giết chết mọi quan hệ giữa sếp và nhân viên rất nhanh chóng, nó khiến nhân viên cảm thấy không phục và không còn động lực để phấn đấu cho công ty nữa. Nghiêm trọng hơn, nhân viên có thể sẽ bỏ việc vì họ cảm thấy mọi công sức của họ không được công nhận.
Không nhận trách nhiệm
Bạn là sếp và bạn là người phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ mình làm. Nếu sai hãy nhận cái sai đó và khắc phục nó. Đừng vì làm sai mà đổ lỗi cho cấp dưới. Nó rất dễ khiến nhân viên cảm thấy ức chế và không phục, thậm chí còn cười nhạo và nói xấu sau lưng sếp.
Hãy kiểm tra lại xem mình có những dấu hiệu này không nhé, nếu có hãy thay đổi ngay để cải thiện cách quản lý của mình tốt hơn.
0 comments:
Post a Comment