NHẢY VIỆC SAU TẾT: CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC
Sau Tết là thời điểm được đa số người lao động lựa chọn để tìm kiếm cho một “bến đỗ” mới cho sự nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ sôi động hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, xu hướng nhảy việc sau Tết cũng tiềm ẩn những thách thức đối với người lao động. Câu hỏi phỏng vấn:
1/ Nhu cầu tìm việc sau Tết có xu hướng thay đổi như thế nào? Những ngành nghề nào thường có nhu cầu tuyển dụng cao vào thời điểm này?
Nhu cầu tìm việc sau Tết có xu hướng tăng mạnh hơn nhiều so với trước tết. Thông thường NLĐ sau 01 năm làm việc sẽ được đánh giá và tưởng thưởng tương xứng với kết quả của một năm làm việc vừa qua, như thưởng tháng 13, thưởng theo kết quả của cá nhân, theo sự tăng trưởng của Công ty. Việc chi trả thưởng của các Công ty thường được thực hiện trước Tết.
Thời gian nghỉ Tết cũng là thời gian mà NLĐ có thể bình tâm hơn, thư giãn hơn để có sự cân nhắc & quyết định phù hợp nhất cho cơ hội công việc.
NLĐ thường sẽ có kế hoạch khá chỉn chu cho sự chuyển việc của mình, giai đoạn sau lĩnh thưởng, sau Tết (nghỉ ngơi và bình tâm) là giai đoạn phù hợp để NLĐ cân nhắc một cơ hội mới.
Sự “Nhảy việc” sẽ là thách thức của người này nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho người khác. Nó sẽ tạo thành dòng chảy lưu chuyển công việc, tạo nhiều cơ hội công việc cho nhiều người.
Ngành nghề mang tính chất thiết yếu như hàng tiêu dùng nhanh (MFCG), Sản xuất (Manufacturing), F&B nằm trong các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao tại thời điểm này.
2/Việc kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng sau kỳ nghỉ Tết có dễ dàng hay khó khăn hơn?
Việc kết nối với ứng viên với các nhà tuyển dụng sau kỳ nghỉ Tết sẽ dễ hơn nếu các việc tuyển dụng được thực hiện có quy trình và kế hoạch tốt. Kết hợp với Tết, nếu 2 bên có thể trao đổi cởi mở hơn kế hoạch của mình thì việc sắp xếp, kết nối giữa Ứng viên và Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn.
Ngược lại, nếu chúng ta không có kế hoạch tốt, không có cơ hội để cởi mở, chia sẻ với nhau thì việc kết nối sẽ khó khăn hơn. Vì sau Tết các ứng viên sẽ có nhiều kế hoạch cá nhân cần thực hiện hơn.
3/Lời khuyên dành cho người tìm việc sau Tết, đặc biệt là trong việc chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn và chiến lược tìm việc hiệu quả trong giai đoạn này? Chuyển việc trong bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro và thách thức, để sự quyết định chuyển việc đạt được kết quả tốt nhất Ứng viên nên cân nhắc thêm các điểm sau:
Việc chuẩn bị hồ sơ nên tham khảo các biểu mẫu chuẩn, có thể sáng tạo tùy theo mục tiêu của công việc (ví dụ: như các công việc liên quan đến Marketing, đổi mới, sáng tạo, thiết kế,.. Thì có thể có các hình thức khác biệt). Thông tin trong hồ sơ cần nêu rõ được phạm vi trách nhiệm & kết quả của từng thời kỳ công việc, các mối quan hệ trong công việc,… . Sao cho, khi Nhà tuyển dụng nhìn Hồ sơ là có thể hình dung rõ ràng về bức tranh quá trình công việc của một ứng viên.
Bên cạnh các kỹ năng cứng liên quan đến công việc cụ thể của từng cá nhân, Ứng viên nên đầu tư nhiều hơn để phát triển kỹ năng mềm. Ví dụ: Khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết phục, trình bày trước đông người, xử lý tình huống.
Chiến lược:
Cần xác định rõ lý do tại sao mình cần chuyển việc, có thể đưa ra ít nhất 03 lý do
Điều gì sẽ tạo động lực làm việc và gắn kết khi tham gia vào một tổ chức mới?
Mong đợi của Doanh nghiệp mà mình muốn làm việc là gì? Có thể đưa ra ít nhất 03 tiêu chí
Giá trị lao động của bản thân mình là gì? Khả năng đến đâu?
Tìm hiểu thêm thông tin của thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nghề liên quan. Có thể tham khảo thêm sự tư vấn từ các chuyên gia về Tư vấn tuyển dụng, các công ty dịch vụ Tư vấn Nhân sự.
Bình tâm suy nghĩ, cân nhắc xem giữa mong đợi của Doanh nghiệp với khả năng của bản thân có thực sự phù hợp, tiềm năng phát triển như thế nào? Từ đó đưa ra quyết định.
- Anh Nguyễn Kim Quân - Trưởng Phòng Tuyển Dụng Cấp Cao - HR2B
TRÁNH BẪY LỪA VIỆC LÀM SAU TẾT
Nội dung: Sau Tết, nhiều người tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng không ít kẻ lợi dụng nhu cầu này để lừa đảo. Các bẫy lừa thường có hình thức tuyển dụng công việc với mức lương cao, yêu cầu đóng phí đào tạo hoặc xin việc qua các website không rõ nguồn gốc. Để tránh bẫy, bạn nên kiểm tra kỹ công ty, yêu cầu giấy tờ hợp lệ và tìm hiểu từ những nguồn đáng tin cậy như mạng lưới nghề nghiệp hoặc các nền tảng tuyển dụng uy tín. Khi tìm kiếm công việc sau Tết, nếu gặp các thông tin công việc "quá hoàn hảo", với mức lương cực kỳ cao mà không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, rất có thể đó là một lời mời lừa đảo. Những công việc này thường không tồn tại thực tế hoặc có các yêu cầu mập mờ. Trước khi quyết định ứng tuyển, bạn nên thận trọng, yêu cầu gặp trực tiếp nhà tuyển dụng và kiểm tra thông tin một cách kỹ lưỡng.
4/ Có những lưu ý nào đối với người lao động khi tìm kiếm việc làm sau kỳ nghỉ Tết?
Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty mà mình dự định ứng tuyển
Nên thông qua các công ty Tư vấn, Trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín
Các công ty Tư vấn Tuyển dụng /Nhân sự, sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào từ người tìm việc.
Thông thường, quy trình phỏng vấn ứng viên sẽ có vòng phỏng vấn tại Công ty. Như vậy, ứng viên sẽ có cơ hội tìm hiểu, thăm quan, cảm nhận,... về thực tại của Nhà tuyển dụng. Sau đó mới có những quyết định liên quan đến chuyển việc hoặc chi phí khác (nếu có).
5/ Những công việc nào phù hợp cho người lao động sau Tết, đặc biệt là đối với những người vừa trở lại sau kỳ nghỉ dài?
Sau kỳ nghỉ Tết hoặc kỳ nghỉ dài, điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến sự chọn lựa công việc. Điều quan trọng là NLĐ nên có một kế hoạch vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp để có thể có được một thể trạng & tinh thần tốt nhất cho công việc của mình. Việc quay lại làm việc sau một kỳ nghỉ dài, hay bắt đầu một công việc mới cũng vậy, sự chuẩn bị chu đáo cho công việc mình sẽ thực hiện sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
Công việc phù hợp nhất cho NLĐ là công việc phù hợp nhất với khả năng và đam mê của họ.
6/Tại CTY có những biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm?
Về phía Công ty, nên có chiến lược truyền thông rõ ràng cho NLĐ về thị trường LĐ hiện tại, những thách thức, rủi ro mà người tìm việc có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, Cty nên chia sẻ định hướng phát triển cũng như thách thức /khó khăn của Cty. Từ đó NLĐ sẽ nhận rõ được bức tranh hợp tác với Công ty sẽ như thế nào, thách thức ngoài thị trường LĐ , xã hội ra sao
Không có việc dễ dàng mà lương cao hay những công việc như trong mơ - Chỉ có những công việc phù hợp đồng hành cùng với lợi ích hài hòa giữa hiệu quả công việc của NLĐ và Doanh nghiệp.
Từ đó, NLĐ sẽ có đủ thông tin để cân nhắc và quyết định trong con đường công việc của mình.