Phỏng vấn là cuộc chiến “cân não” giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, bên nào bản lĩnh hơn bên đó sẽ là người đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Hãy tham khảo những cách phỏng vấn sau đây để không khỏi bỡ ngỡ trước khi bước vào “cuộc chiến” này nhé:
Phỏng vấn cá nhân
Đây là kiểu phỏng vấn phổ biến nhất. Nhà tuyển dụng sẽ hẹn riêng từng ứng viên để trao đổi các thông tin với nhau, có thể bao gồm luôn cả bài kiểm tra năng lực tại chỗ hoặc làm tại nhà. Hình thức phỏng vấn này khá quen thuộc nên các ứng viên sẽ đỡ căng thẳng hơn.
Phỏng vấn nhóm
Thay vì hẹn từng người để phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gom một nhóm ứng viên có tiềm năng khác nhau để cùng trao đổi. Vì vậy, việc bạn phải cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ khác là điều hiển nhiên. Hãy bình tĩnh và tìm cách chứng minh mình xứng đáng hơn những người còn lại trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhiều “sếp” cùng phỏng vấn
Đây cũng là một trong những hình thức phỏng vấn khó. Về cơ bản, nó cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân nhưng thay vì chỉ có một người hỏi thì bạn phải trả lời câu hỏi của rất nhiều “sếp lớn” khác nhau. Về mặt tâm lý nó sẽ là một trở ngại rất lớn.
Phỏng vấn qua điện thoại
Nhằm tiết kiệm thời gian, một số nhà tuyển dụng chọn hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức này giúp bạn không phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng tuy nhiên nó cũng buộc bạn phải “cân nhắc” kỹ lưỡng trong từng câu hỏi và câu trả lời.
Phỏng vấn bằng video call
Với sự phát triển của công nghệ, hình thức phỏng vấn qua video call cũng đang dần phát triển. Thay vì đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng, họ sẽ thực hiện một cuộc gọi hình ảnh để trao đổi thông tin với nhau. Cách phỏng vấn này cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân tuy nhiên nó có thể sẽ khiến bạn bị phân tâm với những vấn đề ngay lúc phỏng vấn như đường truyền bị gián đoạn, âm thanh không rõ ràng, tiếng ồn,...
Phỏng vấn “cân não”
Đây có lẽ là hình thức phỏng vấn khó nhất. Thay vì hỏi những câu hỏi thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi khá hóc búa hoặc đôi khi rất tầm thường khiến ứng viên không biết cách trả lời như thế nào là hợp lý. Trường hợp này thường dành cho những công ty lớn như Google, Microsoft,…
Cho dù là phỏng vấn bằng hình thức nào thì bạn cũng cần bình tĩnh, kiểm soát tốt bản thân và đừng bao giờ bị hoảng khi gặp những tình huống khó. Nếu vượt qua được, xin chúc mừng, chắc chắn bạn đã lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng rồi đấy.
Tìm hiểu dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao từ
công ty nhân sự hàng đầu HR2B.
Phỏng vấn cá nhân
Đây là kiểu phỏng vấn phổ biến nhất. Nhà tuyển dụng sẽ hẹn riêng từng ứng viên để trao đổi các thông tin với nhau, có thể bao gồm luôn cả bài kiểm tra năng lực tại chỗ hoặc làm tại nhà. Hình thức phỏng vấn này khá quen thuộc nên các ứng viên sẽ đỡ căng thẳng hơn.
Phỏng vấn nhóm
Thay vì hẹn từng người để phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gom một nhóm ứng viên có tiềm năng khác nhau để cùng trao đổi. Vì vậy, việc bạn phải cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ khác là điều hiển nhiên. Hãy bình tĩnh và tìm cách chứng minh mình xứng đáng hơn những người còn lại trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhiều “sếp” cùng phỏng vấn
Nguồn: Internet
Đây cũng là một trong những hình thức phỏng vấn khó. Về cơ bản, nó cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân nhưng thay vì chỉ có một người hỏi thì bạn phải trả lời câu hỏi của rất nhiều “sếp lớn” khác nhau. Về mặt tâm lý nó sẽ là một trở ngại rất lớn.
Phỏng vấn qua điện thoại
Nhằm tiết kiệm thời gian, một số nhà tuyển dụng chọn hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức này giúp bạn không phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng tuy nhiên nó cũng buộc bạn phải “cân nhắc” kỹ lưỡng trong từng câu hỏi và câu trả lời.
Phỏng vấn bằng video call
Với sự phát triển của công nghệ, hình thức phỏng vấn qua video call cũng đang dần phát triển. Thay vì đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng, họ sẽ thực hiện một cuộc gọi hình ảnh để trao đổi thông tin với nhau. Cách phỏng vấn này cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân tuy nhiên nó có thể sẽ khiến bạn bị phân tâm với những vấn đề ngay lúc phỏng vấn như đường truyền bị gián đoạn, âm thanh không rõ ràng, tiếng ồn,...
Phỏng vấn “cân não”
Đây có lẽ là hình thức phỏng vấn khó nhất. Thay vì hỏi những câu hỏi thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi khá hóc búa hoặc đôi khi rất tầm thường khiến ứng viên không biết cách trả lời như thế nào là hợp lý. Trường hợp này thường dành cho những công ty lớn như Google, Microsoft,…
Cho dù là phỏng vấn bằng hình thức nào thì bạn cũng cần bình tĩnh, kiểm soát tốt bản thân và đừng bao giờ bị hoảng khi gặp những tình huống khó. Nếu vượt qua được, xin chúc mừng, chắc chắn bạn đã lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng rồi đấy.