Wednesday, February 8, 2017

Bí quyết thu hút nhân tài cho mùa tuyển dụng sau Tết

Đã qua rồi thời công ty tuyển dụng là “thượng đế”, còn người tìm việc chỉ là người tìm việc. Hiện nay, tuyển dụng là một hoạt động hai chiều của cả công ty và người tìm việc, vì vậy, các công ty cũng cần có những chiến lược cụ thể để có thể “chiêu mộ” được nhiều nhân tài.
Dưới đây là một số yếu tố mà các công ty cần chú ý để có thể thu hút được thật nhiều ứng viên giỏi trong mùa tuyển dụng đầu năm:
Công ty cũng cần PR bản thân
Ngoài những thông tin cần tuyển dụng về vị trí, số lượng, yêu cầu, các công ty cũng cần phải có thêm một số thông tin “tự giới thiệu” mình để ứng viên có thể tìm hiểu nhiều hơn. Bởi với những người giỏi, ngoài việc yêu cầu về công việc, họ còn quan tâm đến vị thế của công ty bạn hiện nay như thế nào, sếp là ai, kế hoạch phát triển của công ty trong năm nay và những năm tiếp theo… Bản thân người tìm việc đã phải tự PR bản thân mình thì với các công ty cũng cần phải làm điều tương tự như vậy.
Đặt mình vào vị trí ứng viên để tuyển dung
Khi bạn đồng cảm với “nỗi lòng” của người tìm việc, bạn sẽ hiểu cách để tiếp cận và “thu phục” họ dễ dàng hơn. Vậy nên đừng ngại ngần rà soát lại quy trình tuyển dụng như cách tiếp cận ứng viên, cách phỏng vấn, làm bài kiểm tra, thử việc… xem mọi thứ đã thật sự tối ưu nhất chưa, nếu chưa hãy mạnh dạn thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Nguồn: Internet
Tận dụng mạng xã hội
Sự lan truyền của mạng xã hội là vô cùng to lớn cho nên đừng ngại ngần tận dụng sức mạnh của nó để tìm kiếm và thu hút nhân tài. Rất nhiều công ty đã thành công trong việc tìm kiếm ứng viên tài năng thông qua facebook, linkedin, twitter,… chỉ bằng cách đăng tuyển dụng trên những kênh này.
Cá tính trong thông báo tuyển dung
Ngày nay, việc thể hiện cá tính riêng của mỗi người là yếu tố cực kì cần thiết, thay vì chỉ là những mẫu thông báo tuyển dụng khô khan và cứng nhắc, tại sao công ty bạn không làm cho nó trở nên hài hước và độc đáo hơn? Rất nhiều ứng việc đã trả lời rằng họ thật sự hứng thú với những mẫu quảng cáo thể hiện được nét riêng hoặc hài hước của các công ty và khi đó họ chỉ muốn “nộp đơn ngay lập tức”.
“Chúng tôi cần bạn”
Việc thu hút được ứng viên nộp hồ sơ là một chuyện, còn việc bạn có thuyết phục họ “về đội” của mình không là một chuyện khác. Vậy làm cách nào đây? Hãy chia sẻ với họ về một số thông tin của công ty, đồng thời cũng thể hiện thái độ rằng “chúng tôi thật sự cần bạn cho vị trí này”. Khi một ứng viên cảm thấy được tin tưởng, được giao trách nhiệm, họ sẽ cảm thấy hài lòng và mong muốn “đầu quân” cho công ty của bạn nhiều hơn.
Chuyên nghiệp trong phỏng vấn
Và cuối cùng, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty bạn trong phỏng vấn bằng cách cho ứng viên đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi của ứng viên cũng như trải nghiệm phần nào về cách làm việc của công ty. Điều này sẽ giúp ứng viên đánh giá cao công ty của bạn cũng như cảm thấy họ được tôn trọng nhiều hơn. Trong trường hợp nếu họ không chọn công ty bạn, họ cũng sẽ nhiệt tình giới thiệu với những người tìm việc khác.







Nhảy việc sau Tết, cần tỉnh táo!


Sau Tết là thời điểm người lao động nhảy việc rất nhiều, tuy nhiên, không phải ai nhảy việc cũng thành công, thậm chí nhiều người còn cảm thấy hối tiếc vì đã trót lỡ “bỏ chỗ tốt chọn chỗ xấu”. Cho nên nếu bạn đang có ý định nhảy việc, hãy cân nhắc kỹ những yếu tố sau đây:
Xác định rõ nguyên nhân mình muốn nhảy việc
Tại sao bạn cần làm điều này? Vì đây chính là yếu tố quan trọng để bạn cân nhắc đưa ra quyết định cuối cùng. Hơn nữa, việc xác định rõ lý do tại sao mình muốn đổi công ty cũng sẽ giúp bạn tìm được những nơi đáp ứng được quyền lợi như mong muốn.
Cân nhắc với những yếu tố khác
Một khi đã tìm hiểu được nguyên nhân, bạn cần nhắc lại các yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ví dụ: Nếu bạn bỏ việc vì lương thấp bạn cần cân nhắc về những chế độ đãi ngộ khác của công ty, khả năng phát triển của công ty và của bản thân bạn, lương bổng đừng nên là yếu tố quyết định duy nhất.

Nguồn: Internet

Tìm hiểu kỹ công ty muốn nộp đơn
Sau khi xác nhận được nguyên nhân muốn nhảy việc, bước tiếp theo, bạn phải lựa chọn một số công ty đưa vào “tầm ngắm” để tìm hiểu, từ môi trường làm việc, chế độ lương bổng, đãi ngộ; đến khả năng phát triển tay nghề, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp,… Những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên hay không nên nộp đơn.
Xem xét khả năng của bản thân
Sau khi đã xác định rõ “mục tiêu”, bạn cần phải xem xét lại năng lực của mình xem liệu có đáp ứng được yêu cầu của công ty đó hay không vì chế độ càng tốt thì số lượng “đối thủ” của bạn càng nhiều. Liệu bạn có đánh bại những người khác để dành được một vị trí trong “cuộc chiến” này không?
Cần tránh bẫy “quyền lợi trên giấy tờ”
Thêm một yếu tố cần lưu ý là “bẫy quyền lợi”. Với những công ty “săn đầu người” chuyên nghiệp, họ có rất nhiều “mẹo” để thu hút nhân tài về công ty bằng những thông báo tuyển dụng cực kỳ hấp dẫn. Bạn cần phải tìm hiểu rõ những quyền lợi họ đáp ứng cho bạn có thật như vậy không hay chỉ là cách để bạn đồng ý “đầu quân” cho họ. Cách tốt nhất là hỏi rõ trong quá trình phỏng vấn và đọc thật kỹ hợp đồng lao động trước khi đặt bút ký.
Chuẩn bị mọi thứ trước khi nghỉ việc ở công ty cũ
Việc này để tránh tình trạng “mất cả chì lẫn chài” khi bạn chưa có việc mới đã xin nghỉ ở công ty cũ. Tốt nhất, hãy tìm được việc làm rồi mới xin nghỉ, tất nhiên phải tuân theo quy định thời gian xin nghỉ việc của công ty cũ và luật lao động.
Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất
Cuối cùng, nếu đã quyết định “nhảy việc”, bạn cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là không tìm được việc làm trong một khoảng thời gian nào đó và cả việc công ty mới không như bạn mong đợi. Hãy đảm bảo rằng nếu mọi thứ không như mong muốn, bạn vẫn không hoàn toàn đặt mình vào hoàn cảnh bế tắc.