Friday, March 24, 2017

Những cách phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay

Phỏng vấn là cuộc chiến “cân não” giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, bên nào bản lĩnh hơn bên đó sẽ là người đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Hãy tham khảo những cách phỏng vấn sau đây để không khỏi bỡ ngỡ trước khi bước vào “cuộc chiến” này nhé:

Tìm hiểu dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao từ công ty nhân sự hàng đầu HR2B.

Phỏng vấn cá nhân
Đây là kiểu phỏng vấn phổ biến nhất. Nhà tuyển dụng sẽ hẹn riêng từng ứng viên để trao đổi các thông tin với nhau, có thể bao gồm luôn cả bài kiểm tra năng lực tại chỗ hoặc làm tại nhà. Hình thức phỏng vấn này khá quen thuộc nên các ứng viên sẽ đỡ căng thẳng hơn.

Phỏng vấn nhóm
Thay vì hẹn từng người để phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gom một nhóm ứng viên có tiềm năng khác nhau để cùng trao đổi. Vì vậy, việc bạn phải cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ khác là điều hiển nhiên. Hãy bình tĩnh và tìm cách chứng minh mình xứng đáng hơn những người còn lại trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhiều “sếp” cùng phỏng vấn
Nguồn: Internet

Đây cũng là một trong những hình thức phỏng vấn khó. Về cơ bản, nó cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân nhưng thay vì chỉ có một người hỏi thì bạn phải trả lời câu hỏi của rất nhiều “sếp lớn” khác nhau. Về mặt tâm lý nó sẽ là một trở ngại rất lớn.

Phỏng vấn qua điện thoại
Nhằm tiết kiệm thời gian, một số nhà tuyển dụng chọn hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức này giúp bạn không phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng tuy nhiên nó cũng buộc bạn phải “cân nhắc” kỹ lưỡng trong từng câu hỏi và câu trả lời.

Phỏng vấn bằng video call
Với sự phát triển của công nghệ, hình thức phỏng vấn qua video call cũng đang dần phát triển. Thay vì đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng, họ sẽ thực hiện một cuộc gọi hình ảnh để trao đổi thông tin với nhau. Cách phỏng vấn này cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân tuy nhiên nó có thể sẽ khiến bạn bị phân tâm với những vấn đề ngay lúc phỏng vấn như đường truyền bị gián đoạn, âm thanh không rõ ràng, tiếng ồn,...

Phỏng vấn “cân não”
Đây có lẽ là hình thức phỏng vấn khó nhất. Thay vì hỏi những câu hỏi thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi khá hóc búa hoặc đôi khi rất tầm thường khiến ứng viên không biết cách trả lời như thế nào là hợp lý. Trường hợp này thường dành cho những công ty lớn như Google, Microsoft,…
Cho dù là phỏng vấn bằng hình thức nào thì bạn cũng cần bình tĩnh, kiểm soát tốt bản thân và đừng bao giờ bị hoảng khi gặp những tình huống khó. Nếu vượt qua được, xin chúc mừng, chắc chắn bạn đã lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng rồi đấy.


Học cách… làm sếp

Làm sếp chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì bạn phải gánh vác trách nhiệm của cả tập thể và lèo lái cả công ty. Chỉ cần một quyết định sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Hãy học cách làm sếp qua những bài học cơ bản sau đây:

Tìm hiểu dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao từ công ty nhân sự hàng đầu HR2B.

Làm sếp là phải có hiểu biết và tầm nhìn

Kiến thức luôn là đòi hỏi đầu tiên đối với những người làm sếp. Kiến thức ở đây là kiến thức về thực tiễn, về ngành nghề mà bạn đang theo đuổi chứ không đơn thuần là bằng cấp.
Khi có kiến thức, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện cũng như sâu sắc hơn về lĩnh vực của mình từ đó có cách tiếp cận cũng như định hướng phát triển tốt hơn. “Tri thức là chìa khóa”, người nào càng có nhiều kiến thức sẽ càng có nhiều chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Không ngừng học hỏi
Làm sếp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nguồn: Internet

Kiến thức luôn luôn cần được bổ sung và cải thiện mỗi ngày vì vậy một khi làm sếp là bạn phải thường xuyên cập nhật và bổ sung nó. Ngoài việc giúp mình có cái đầu sáng suốt hơn thì nó sẽ giúp bạn phát triển nhân viên của mình.

Làm việc liên tục và chịu nhiều áp lực
Nếu những ai nghĩ làm sếp thật sướng thì đó là một sai lầm hoặc không thì đó là một người sếp tồi. Làm sếp là phải làm việc liên tục và liên tục, đi làm sớm hơn nhân viên, về trễ hơn nhân viên, thậm chí không có nhiều thời gian dành cho cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, làm sếp là phải chịu áp lực cực lớn, từ doanh thu cho đến sự phát triển của công ty, từ đối nội cho đến đối ngoại. Tóm lại là làm sếp như làm dâu trăm họ, lúc nào cũng phải dốc 100% sức lực để hoàn thành ổn thỏa mọi thứ.

Phải biết cách tổ chức và giám sát
Là người đứng đầu, ngoài việc giỏi lèo lái công ty thì bạn còn phải biết tổ chức các bộ máy trong công ty sau cho gọn nhẹ mà hiệu quả nhất. Không chỉ tổ chức, bạn còn phải giám sát các bộ phận, phòng ban để họ làm đúng trách nhiệm của mình.
Quản lý một con người không dễ, đằng này, bạn phải quản lý hàng chục, thậm chí hàng trăm hàng ngàn con người nên cần phải có một cái đầu thật lạnh và một trái tim thật nóng để mọi nhân viên đều tâm phục khẩu phục.

Tài chính là vấn đề muôn thuở
Cân đối ngân sách thu chi, quản lý tài chính, lương thưởng... bao nhiêu thứ cần đến tiền và bạn bắt buộc phải tính toán sau cho bỏ ra ít nhất nhưng thu về được lợi cao nhất. Như thế mới giúp công ty phát triển và mang lại nhiều quyền lợi cho nhân viên của mình.
Học cách thất bại và làm lại
Để ngồi vào chiếc ghế quyền lực đó, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sẽ có những lúc bạn thất bại và gục ngã, hoặc mất tất cả, vì vậy, đã làm sếp thì phải chấp nhận và bắt buộc không được đầu hàng. Luôn nhớ rằng: Thất bại sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn và cũng thành công hơn.